Rụng lông mày là bệnh gì và cách khắc phục hiệu quả?

Rụng lông mày là bệnh gì hay nguyên nhân gây rụng lông mày do đâu và làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Đây là những thắc mắc và mối quan tâm hàng đầu đối với những người bị rụng lông mày. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin trong bài viết này để biết được nguyên nhân gây rụng lông mày là mắc bệnh gì? Để từ đó nhận biết sớm và có phương pháp chữa trị, khắc phục hiệu quả khi gặp phải.

I. Nguyên nhân gây rụng lông mày do đâu?

Lông mày góp phần tạo nét cho cả tổng thể khuôn mặt, khi lượng lông mày bị rụng và thưa đi sẽ khiến cho khuôn mặt mất đi tính hài hòa và thiếu sức sống. Dưới đây chính là một trong số các nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng lông mày, đó là:

- Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng như protein, chất béo, axit amin, axit béo, sắt, vitamin và biotin,.... sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nang lông, có thể gây ra rụng lông mày.

Căng thẳng và lo lắng quá mức cũng có thể gây ra những thay đổi về mặt sinh lý, làm giảm lượng oxy đến nang lông, gây rụng lông mày.

- Mang thai, sinh con: Trong quá trình mang thai và sinh con có thể làm thay đổi lượng hormone trong cơ thể. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến chu kỳ tăng trưởng lông và gây ra rụng lông mày.

- Sự lão hóa: tuổi càng cao thì hormone nội tiết tố càng suy giảm, vì thế sẽ ảnh hưởng đến lông và tóc, gây tình trạng rụng lông, rụng tóc.

Thói quen nhổ lông mày để chúng trở nên gọn gàng hơn. Tuy nhiên, thì việc nhổ mày có thể sẽ gây tổn thương cho vùng da dưới mắt, giãn lỗ chân lông khiến lông mày dễ rụng hơn.

- Do bệnh lý: Tình trạng rụng lông mày cũng có thể là một trong các dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một số bệnh lý nào đó mà bạn cần phải hết sức cẩn thận và thăm khám ngay.

II. Vậy rụng lông bày là bệnh gì? – Những bệnh lý cần chú ý

Theo các chuyên gia, tình trạng rụng lông mày với số lượng nhiều và kéo dài thì có thể là do mắc một trong số các bệnh lý sau đây:

1. Do mắc bệnh suy tuyến giáp

Rụng lông mày được xem là một trong những dấu hiệu của chứng bệnh suy giảm tuyến giáp. Khi bạn bị suy giảm tuyến giáp trong cơ thể thì có thể 1/3 phần lông mày của bạn sẽ bị rụng. Nếu gặp phải dấu hiệu này thì bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra.

2. Suy giảm chức năng thận, gan

Nếu tự nhiên lông mày bị rụng một cách bất thường và không rõ nguyên nhân thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mắc bệnh liên quan đến suy giảm chức năng gan, thận.

Nếu lông mày mọc bị rụng, thưa thớt có thể là dấu hiệu tố cáo chức năng gan yếu như đang bị viêm gan, men gan cao. Còn trong trường hợp, lông mày có màu vàng nhợt nhạt thì rất có thể  hệ hô hấp của bạn đang bị tổn thương, khiến cho khí huyết không lưu thông, lông mày không tiếp nhận đủ dưỡng chất khiến lông mày nhạt màu, khô cứng, rất dễ gãy rụng.

3. Các bệnh liên quan đến da

Một số bệnh về da như vẩy nến, viêm da, bệnh chàm, nấm,… không chỉ xuất hiện ở da đầu mà nó còn có thể tạo ra tình trạng ngứa ở khu vực lông mày và xung quanh mắt. Khi đó sẽ khiến cho các nang lông trở nên yếu hơn, nhạy cảm hơn và khiến lông mày bị rụng.

4. Rối loạn tự miễn

Khi bạn mắc phải bệnh rối loạn miễn dịch như bệnh lupus, bạch biến thì cả lông mày, tóc và thậm chí là lông trên cơ thể của bạn cũng rất dễ bị rụng với số lượng nhiều.

III. Cách chữa lông mày bị rụng hiệu quả

Để chữa trị tình trạng rụng lông mày một cách hiệu quả nhất thì cần phải dựa vào từng nguyên nhân rụng lông mày là bệnh gì và tình trạng bệnh cụ thể. Thì mới đưa ra giải pháp phù hợp và hiệu quả được.

Do đó, khi bị rụng lông mày một cách bất thường thì bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra. Sau khi xác định được nguyên nhân và bệnh lý cụ thể thì bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Đối với những trường hợp rụng lông mày do bệnh lý thì tùy vào từng bệnh lý cụ thể và mức độ của bệnh mà các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho người bệnh. Người bệnh cần uống thuốc theo đơn được kê và đúng giờ, không được bỏ dở liệu trình điều trị để bệnh nhanh khỏi.

Còn đối với trường hợp lông mày rụng do thói quen sinh hoạt và tác động từ các yếu tố bên ngoài thì có thể dùng các biện pháp kích thích mọc lông mày. Trường hợp lông mày rụng nhiều và không có khả năng mọc trở lại hoặc bạn muốn cải thiện tình trạng rụng lông mày nhanh chóng, hiệu quả nhất thì có thể tìm đến phương pháp cấy lông mày tự thân.

IV. Một số cách giúp kích thích mọc và dưỡng lông mày bằng nguyên liệu tự nhiên

Lông mày bị rụng thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện và kích thích mọc lông mày bằng một số nguyên liệu tự nhiên sau đây:

- Sử dụng dầu dừa: Hàm lượng các axit tốt trong dầu dừa có khả năng kích thích mọc và dưỡng lông mày rất tốt. Bạn dùng tăm bông thấm dầu dừa nguyên chất rồi thoa đều lên vùng lông mày và ủ  khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước sạch là được.

- Sử dụng nha đam: Chất Alumin trong nha đam có công dụng giúp nang lông phát triển tốt, kể cả lông mày. Vì thế, bạn có thể lấy phần gel của nha đam rồi bôi lên lông mày thường xuyên.

- Dùng nước ép hành tây: Lượng khoáng chất, vitamin và lưu huỳnh trong hành tây có khả năng kích thích mọc lông mày và nuôi dưỡng lông mày

- Dùng dầu oliu: Hàm lượng vitamin B và vitamin E có trong dầu oliu có tác dụng mọc lông mày và dưỡng ẩm lông mày chắc khỏe hơn. Do vậy, bạn có thể thoa dầu ô liu lên vùng lông mày trước khi đi ngủ và ủ qua đêm, rồi rửa lại với nước sạch sau khi thức dậy.

- Cách giúp lông mày mọc nhanh bằng vitamin E: Vitamin E vừa có tác dụng dưỡng ẩm, vừa giúp kích thích mọc lông mày nhanh dày và chắc khỏe hơn. Vì thế, có thể sử dụng vitamin E bôi trực tiếp lên lông mày và ủ qua đêm, rửa lại sạch vào sáng hôm sau sẽ giúp lông mày không bị rụng.

- Cách mọc lông mày nhanh dày với chanh: Hàm lượng vitamin C và axit amin cao có trong chanh có tác dụng kích thích mọc lông mày nhanh chóng. Bạn có thể bôi trực tiếp nước cốt chanh lên vùng lông mày hoặc đắp 2 lát chanh (đã cắt bỏ vỏ xanh) lên lông mày rồi giữ nguyên khoảng 15-20 phút, sau đó rửa lại với nước ấm sẽ giúp lông mày mọc nhanh dày.

V. Cách mọc lông mày nhanh bằng kỹ thuật, công nghệ cao

Nếu muốn làm lông mày mọc nhanh dày và rậm, ngăn ngừa tình trạng rụng lông mày thì cách nhanh nhất và đạt hiệu quả cao, lâu dài nhất đó chính là thực hiện cấy lông mày tự thân.

Cấy lông tự thân là phương pháp lấy những nang tóc khỏe mạnh của chính khách hàng để cấy vào vùng lông mày. Vì là nang tóc của chính khách hàng nên sẽ dễ dàng thích nghi, ít bị đào thải, lông mày mọc tự nhiên, hiệu quả lâu dài.

Để thực hiện cấy lông mày tự thân an toàn và đạt hiệu quả cao thì bạn có thể đến Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế để thực hiện.

Phòng khám hiện là cơ sở y tế đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam thực hiện cấy lông mày tự thân bằng kỹ thuật HAT (Hair Transplant of Advanced Technology).

Đây là kỹ thuật cấy lông tiên tiến và hiện đại bậc nhất hiện nay với nhiều ưu điểm như: không gây đau đớn, không chảy máu, hạn chế xâm lấn tối thiểu, tỷ lệ thành cấy công lên đến 99%, tỷ lệ nang lông sống sót hơn 95% sau khi cấy, có hiệu quả bền lâu, và đẹp tự nhiên,…

Hi vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết này đã giúp mọi người biết được lông mày bị rụng là bệnh gì và có biện pháp phù hợp, hiệu quả nhất. Nếu còn có băn khoăn, thắc mắc về vấn đề cấy lông mày thì bạn có thể gọi cho chúng tôi theo số điện thoại: 0243.129.1111 để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn.